Chị Hà xoa nhẹ cánh tay bị đau của con an ủi: “Chịu khó để mình sớm về với em nghe con”. Thế nhưng, khi chỉ còn lại một mình, chị lại ngồi ngơ ngẩn, bản thân chị cũng không biết lúc nào 2 mẹ con mới được về nhà.
![]() |
Sau khi hóa trị, dù ăn uống kém nhưng cơ thể của Quỳnh Hương bị tác dụng phụ dẫn đến phù nề. |
Bé Quỳnh Hương là con gái đầu lòng của vợ chồng chị Hà, sinh năm 2012. Chồng của chị là bộ đội, thường xuyên ở đơn vị, đứa trẻ là niềm an ủi và hạnh phúc của chị. Nhưng rồi, khi bé mới lên 3 tuổi, chợt một ngày cánh tay phải của con sưng lên bất thường, gia đình ẵm con đi khám ở nhiều nơi ở địa phương nhưng không ra bệnh. Chị phải đưa con vào TP.HCM thăm khám.
Tại bệnh viện Nhi đồng 2, sau khi mổ sinh thiết, kết quả con bị u sợi thần kinh, lành tính. Từ đó, con phải tái khám định kỳ hằng tháng để bác sĩ theo dõi.
Sau 5 năm duy trì, đến tháng 12 năm ngoái, khối u một lần nữa sưng lên khiến cô bé đau nhức. Lúc này, anh Hiệu, cha của bé đang ở xa không thể về được, mẹ Quỳnh Hương bị trầm cảm nặng sau sinh bé út, chẳng thể chăm sóc con. Một người cậu đứng ra đưa Hương vào thành phố khám lại. Nghe bác sĩ yêu cầu cho con nhập viện ngay, mọi người tá hoả vì số tiền cho ca mổ quá lớn, đành đưa con về nhà.
![]() |
Thời điểm cuối tháng 6, Quỳnh Hương phải mổ lấy khối u |
Tháng 5 năm nay, do khối u quá lớn, chị Hà phải gửi con nhỏ mới hơn 1 tuổi ở quê, vay mượn được khoảng 20 triệu đồng để đưa Quỳnh Hương vào thành phố. Lúc này, dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, chị phải đưa con vào mổ và làm xét nghiệm sinh thiết tại một bệnh viện tư nhân. Kết quả, khối u đã chuyển sang ác tính.
Quỳnh Hương được đưa sang Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để mổ lấy khối u, sau đó chuyển sang Bệnh viện Ung bướu hóa trị. Đến nay con đã vô 4 toa thuốc hóa chất.
Khi bệnh tái phát, Quỳnh Hương đang học lớp 3. Vì không muốn con gái lo lắng, sợ hãi, nên gia đình chị Hà phải giấu bệnh tình của con. Đứa trẻ thường hay hỏi mẹ: “Tại sao con cứ phải vào bệnh viện hoài?”, “Tại sao con bị rụng hết tóc?”… khiến người mẹ phải cố để không bật khóc trước mặt con.
“Tôi phải nói dối con nhiều lần. Nói con bị khối u lành như ngày nhỏ, và con sẽ khỏi bệnh thôi. Tôi cũng động viên con cố gắng để sớm được về nhà. Nhưng bản thân tôi lại vô cùng sợ hãi”, chị Hà tâm sự.
Suốt 5 tháng vừa qua, 2 mẹ con chị chật vật ở thành phố, giữa thời điểm dịch căng thẳng, họ phải chi trả tiền khám bệnh, tiền mướn trọ, tiền đi lại, ăn uống đắt đỏ. Nhưng rồi, sau 4 toa hóa trị, khối u ở tay con vẫn còn. Trong cánh tay còn có dịch, vì vậy, con vừa phải uống thuốc tiêu dịch, vừa được hội chẩn để tiến hạnh xạ trị.
“28 tia xạ trị, cùng với một số chi phí khác, bệnh viện báo số tiền đóng tạm ứng là 60 triệu đồng. Chúng tôi phải xin cho con được xạ trị kịp thời, tiền sẽ đóng thành các đợt nhỏ. Thế nhưng đến giờ cũng mới vay được 20 triệu. Chúng tôi hết lối thoát rồi”, người mẹ run rẩy, chẳng thể kìm được nước mắt.
![]() |
Chị Hà từng bị tiền sản giật khi sinh bé út, sau đó bị trầm cảm nặng. Đến nay dù chưa khỏi hẳn nhưng chị vẫn cố gắng để đưa con gái đi trị bệnh. |
Suốt khoảng thời gian chữa trị cho con, số nợ của gia đình chị đã lên hơn 400 triệu đồng. Hiện tại, người thân quen đã không ai còn khả năng giúp đỡ thêm được nữa.
Trước đây, chị Hà là nhân viên thư viện trong trường học, thu nhập hơn 2 triệu đồng. Cách đây 4 năm, chị mất việc do tinh giản biên chế. Tiền lương của chồng chị may ra chỉ đủ nuôi 4 miệng ăn, chẳng thể gánh nổi chi phí khổng lồ suốt thời gian con gái trị bệnh.
Cô bé đáng thương hiện đã lên lớp 4. Vì chữa bệnh mà con không thể theo lớp học bình thường. Cứ mỗi cuối ngày, chị Hà lại lấy bài giảng của thầy cô để dạy lại cho con. Cánh tay phải của con bị đau chẳng thể viết, chị lại làm cánh tay cho con. Người mẹ nghèo mong ước sao có đủ tiền để con xạ trị đúng tiến trình, để con được về nhà, học tập giống các bạn bình thường.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Cụ thể, kết quả tại vòng loại World Cup ở tất cả các bảng đấu sẽ không tính với đội xếp chót nhằm tạo sự công bằng trong cuộc đua giành 4 vị trí nhì bảng tốt nhất để đi tiếp bên cạnh 8 vé chính thức cho đội nhất bảng.
Với phán quyết này, tuyển Việt Nam nếu chỉ về nhì bảng, thầy trò Park Hang Seo mất đi ít nhất 3 điểm do chiến thắng Indonesia ở Bali. Tất nhiên, đấy chỉ là tình huống bất đắc dĩ, còn thực tế tuyển Việt Nam hiện đang xếp nhất bảng và đội bóng của chiến lược gia người Hàn Quốc đang hướng đến tấm vé đi thẳng, thay vì phải thấp thỏm so đọ nhận 4 suất nhì bảng vớt vào vòng kế tiếp.
![]() |
Tuyển Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu bảng G tại vòng loại World Cup 2022 |
2. Nhìn tình thế hiện tại, nhiều người tin rằng tấm vé đi tiếp đang được thầy trò HLV Park Hang Seo nắm nhiều lợi thế trong tay về điểm hay hiệu số, nhưng trên thực tế lại khác.
Indonesia đang đứng cuối bảng tính đến thời điểm hiện tại, nhưng không có nghĩa đội bóng xứ vạn đảo sẽ duy trì vị trí này cho tới kết thúc vòng loại World Cup 2022, khi còn 3 trận chưa đá.
Nếu Indonesia hạ Thái Lan trong trận đấu sớm (diễn ra ngày 3/6), cùng lúc Malaysia đánh bại UAE cơ hội thì đội bóng xứ vạn đảo vẫn có cửa thoát khỏi vị trí cuối bảng (dù không dễ) để đẩy bảng G vào tình thế khác.
![]() |
nhưng mọi thứ phức tạp hơn, khi FIFA phán quyết với quyết định bỏ giải của CHDCND Triều Tiên (áo trắng) |
Lúc đó, trận gặp Indonesia trở nên khó khăn hơn với thầy trò HLV Park Hang Seo khi đối thủ quyết thắng. Vì thế muốn dễ thở xem ra phải nhờ... Thái Lan có ít nhất 1 điểm và “dìm” luôn tuyển Indonesia ở cuối bảng trước khi tuyển Việt Nam tái đấu vào ngày 7/6.
3. Phán quyết của FIFA hiện đang đẩy cuộc đua đi tiếp ở khu vực châu Á thêm khó khăn, phức tạp cho tất cả, không riêng gì tuyển Việt Nam. Thế nhưng, nếu Indonesia “chôn chân” ở vị trí cuối bảng sau trận gặp Thái Lan thì lại khác.
Khi đó, tuyển Việt Nam ít nhiều thong thả hơn cho ông Park tính toán trong trận tái đấu. Tất nhiên, gom điểm là điều bắt buộc, vì trước tiên tuyển Việt Nam vẫn phải dốc sức bảo vệ vị trí đầu bảng G, thay vì chịu may rủi khi so đọ suất nhì bảng được vớt vào vòng kế tiếp.
![]() |
nhưng sẽ dễ tính hơn cho tuyển Việt Nam nếu Indonesia (áo đỏ) sớm chắc vé chót bảng sau lượt trận vào ngày 3/6 |
Nếu Indonesia thua Thái Lan thì thầy trò Park Hang Seo có thể dễ thở hơn chút đỉnh khi tính nước gom điểm. Lúc ấy, thầy Park có thể toan tính kỹ hơn cho các trận đấu gặp Malaysia, UAE, vì tâm lý thoải mái tạo cho thầy trò ông Park thêm nhiều sự tự tin. Thậm chí, mọi thứ có thể sớm ngã ngũ khi các cặp đấu Malaysia vs UAE, Thái Lan vs UAE níu chân nhau vào các ngày 3 và 7/6, cùng lúc tuyển Việt Nam hạ đoàn quân của HLV Tan Cheng Hoe sau đó ít ngày.
Trên thực tế, trông vào việc Indonesia thua người Thái vào ngày 3-6 thì cũng chỉ là một bước đệm, tạo nhiều sự thuận lợi hơn cho thầy trò Park Hang Seo. Còn thực tế, tuyển Việt Nam cứ phải lạnh lùng, giải quyết vấn đề của chính mình, thay vì cầu may ủng hộ.
Sẽ có nhiều thách thức cho thầy trò Park Hang Seo, vì tuyển Việt Nam chưa "khủng" và toàn diện đến độ có thể tin đánh bại cả 3 đối thủ Indonesia, Malaysia, UAE cho người hâm mộ vui sướng. Đội bóng của thầy Park còn nhiều vẫn dù đang dẫn đầu bảng G và vẫn là nhà vua của Đông Nam Á như BXH mới đây của FIFA...
Xuân Mơ
Dù đang dẫn đầu bảng G nhưng tuyển Việt Nam sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm nếu chỉ có được vị trí thứ 2 sau khi vòng loại thứ 2 World Cup 2020 kết thúc, bởi sự rút lui của ĐT Triều Tiên.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam, dễ hay khó ở UAE có phụ thuộc vào... người Thái